Chùa Tây Phương ở núi Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Tây. Theo các tài liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865-875). Vào niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa chữa lại chùa và xây tam quan. Chùa Tây Phương xây 3 toà xếp thành hình chữ tam (=), nhìn bề ngoài mỗi toà có hai tầng, 8 mái và 8 đầu đao cong vút. Toà giữa hẹp nhưng cao hơn toà thượng và hạ. Do xếp hình chữ tam, không nối liền mà mỗi toà cách nhau một quảng nhất định, thềm toà nọ cách thềm toà kia là 1m60, nên nội thất mỗi toà đều được chiếu sáng. Các toà nhà gạch trần theo hình cong và được chạm trổ theo kiểu "bán âm, bán dương", hay kiểu "sắc sắc không không" theo triết lý nhà Phật. Phía trong chùa dựng theo lớp chồng giừơng thống nhất, chồng cột có xà đỡ. Nghệ thuật trang trí kiến trúc Chùa Tây Phương được biểu hiện qua các đề tài: rồng phượng, hoa, lá ở trên các vì xà, van nong... với kỹ thuật chạm bẹt (chạm nông). Về tượng Chùa Tây Phương là những di sản quý giá những tượng Phật và tượng các vị tổ. Tổng công có 62 pho tượng. Trong đó tượng của 18 vị Phật Tổ được các nghệ nhân tạo tác một cách tinh vi tài giỏi, sinh động …